Xu hướng việc làm từ 2019 tại Việt Nam

Năm 2019, dự báo về xu hướng nhu cầu việc làm có sự thay đổi rõ rệt theo sự dịch chuyển của xu thế đầu tư, theo đó, trong thời gian tới nhu cầu việc làm tại Việt Nam sẽ tăng mạnh ở các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế, điện tử, công nghệ.

Theo báo cáo của Viện Khoa học Lao động và Xã hội ( Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), năm 2019 các doanh nghiệp FDI sẽ bắt đầu thiết lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam để tận dụng lượng ky sư dồi dào tại chỗ. Việc phát triển dựa trên nguồn nhân công giá rẻ không còn là chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp cần xác định các thế mạnh cạnh tranh của mình như nông nghiệp, công nghệ thông tin… và đầu tư để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho những thế mạnh đó.

Theo báo cáo về thị trường nhân lực của ILO (Tổ chức Lao động quốc tế), 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt may, da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa. Trong khi đó, ¾ lao động làm công ăn lương trong ngành sản phẩm điện, điện tử có thể bị thay thế bởi robot. Dự báo, lực lượng lao động Việt Nam sẽ tăng lên 62 triệu vào năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động, hàng năm nền kinh tế cần tạo thêm khoảng 650,000 việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn là một hướng để tăng năng suất lao động. Toàn cầu hóa và cachs mạng công nghệ đem đến nhiều thách thức về giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động của Việt Nam.

Thị trường lao động đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng đòi hỏi lao động phải năng động, có trình độ, bám sát hơn với sự thay đổi từng giờ, từng ngày của nền kinh tế – xã hội.

Thị trường lao động sắp tới sẽ có 4 xu hướng việc làm. Theo đó, người lao động có thể gia nhập các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế – Xuất khẩu lao động – Di chuyển theo nhu cầu thị trường lao động các tỉnh thành, khu vực kinh tế – Khởi nghiệp ( tự tạo việc làm). Cả 4 xu hướng việc làm này đều tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, điện tử, công nghệ.

10 nhóm ngành trọng tâm phát triển, có nhu cầu nhân lực lớn

Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nìn đến năm 2035, chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo – Điện tử viễn thông – Năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Trong đó tập trung phát triển 10 ngành trọng điểm bao gồm các nhóm ngành dịch vụ điện, khai thác và chế biến khoán sản, sản xuất vật liệu xây dựng, ngành chế biến nông lâm, thủy sản, thực phẩm, đồ uống, ngành hóa chất, ngành dệt may, da giày, ngành điện tử, ngành công nghệ thông tin, ngành cơ khí-luyện kim, ngành dầu khí. Với sự phát triển của ngành đương nhiên sẽ cần nhiều nhân lực để phục vụ hoạt động sản xuất. Đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao như kỹ sư cơ khí, kỹ sư thủy sản, kỹ sư công nghệ thong tin… Theo dự báo trong giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025. riêng tại thành phố Hồ Chí Minh dự báo mỗi năm có khoảng 270,000 cơ hội việc làm.

Trong đó nhu cầu tuyển dụng nhân lực có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất 33%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 15%, trình độ đại học chiếm 17%, trên đại học chiếm 2%. Như vậy nhu cầu tuyển dụng nhân lực qua đào tạo của các doanh nghiệp là khá cao. Trong đó nhóm ngành nghề kỹ thuật công nghiệp chiếm tỉ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính chiếm tỉ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỉ trọng 3% đến 5%.

Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5% vào năm 2025. Hiệp đình đối tác xuyên Thái Bính Dương (CPTPP) chính thức được thông qua. Khả năng FDI vào Việt Nam sẽ tăng mạnh, đặc biệt là lĩnh vucej công nghiệp chế tạo. Việc tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đáp ứng yêu cầu của hiệp định cũng khiến dòng vốn vào lĩnh vực công nghệ thông tin cũng khả quan hơn, bên cạnh ngành sản xuất – chế biến thực phẩm dự báo hút vốn từ các tập đoàn đa quốc gia muốn tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước. Một số ngành kinh tế có thể phát triển nhanh nhờ vào mức tăng trưởng kinh tế đạt được thông qua quá trình tự do hóa thương mại như các ngành: Dệt may, da giày, thủ công nghiệp, thủy sản, điện tử, dồ gỗ và nội thất...Những tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế ở khu vực này sã mang lại nhiều cơ hội về việc làm.

Cơ hội việc làm trong các ngành du lịch, khách hàng, nhà hàng, dịch vụ, y tế, chăm sóc sức khỏe không ngừng tăng lên do nhu cầu của xã hội.Con người ngày càng có nhu cầu hưởng thụ nhiều hơn, chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đi du lịch tới nhiều vùng đất khác nhau hơn để trải nghiệm các vùng đất mới. Chính vì thế, đây là một trong những ngành nghề và cơ hội việc làm trong lĩnh vực dịch vụ không thể bỏ qua khi người lao động cân nhắc chọn lựa công việc, học sinh, sinh viên chọn lựa ngành học phù hợp cho mình.


Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Form đăng ký tư vấn

Sản phẩm liên quan

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Cách mạng công nghệ 4.0 là gì, cuộc cách mạng này mang lại ..

Xu hướng việc làm từ 2019 tại Việt Nam

Xu hướng việc làm từ 2019 tại Việt Nam

Năm 2019, dự báo về xu hướng nhu cầu việc làm có sự thay đổi rõ rệt..

Nhóm ngành Kế toán, Kiểm toán

Nhóm ngành Kế toán, Kiểm toán

Ngành kế toán hiện đang được xem là ngành có nhiều sinh viê..