Tổng hợp kiến thức, công thức Toán lớp 6 Chương 1 Hình học chi tiết nhất tại Toán 10+
Tổng hợp kiến thức, công thức Toán lớp 6 Chương 1 Hình học chi tiết nhất
Việc nhớ chính xác một công thức Toán lớp 6 trong hàng trăm công thức không phải là việc dễ dàng, với mục đích giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc nhớ Công thức, Toán 10+ biên soạn bản tóm tắt Tổng hợp kiến thức, công thức Toán lớp 6 Chương 1 Hình học chi tiết nhất. Hi vọng loạt bài này sẽ như là cuốn sổ tay công thức giúp bạn học tốt môn Toán lớp 6 hơn.
1. Dấu chấm nhỏ trên trang giấy là hình ảnh của điểm (Dùng các chữ cái in hoa: A, B, C, …để đặt tên cho điểm).
2. Bất cứ hình nào cũng là tập hợp tất cả những điểm. Một điểm cũng là một hình.
3. Sợi chỉ căng thẳng, mép bảng,… cho ta hình ảnh của đường thẳng. Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía.
4. Khi ba điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng
5. Khi ba điểm A, B, C không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng.
Kí hiệu: điểm A thuộc đường thẳng d; điểm D không thuộc đường thẳng D
6. Nhận xét: Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
7. Nhận xét: Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
8. Có ba cách gọi tên một đường thẳng: một chữ cái thường, hai chữ cái thường, đường thẳng đi qua hai chữ cái in hoa (đường thẳng AB,…)
9. Ba vị trí tương đối giữa hai đường thẳng:
- Trùng nhau (k ≡ n)
- Cắt nhau (m ∩ l ; m ∩ k)
- Song song (k // l)
Hai đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt. Hai đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có một điểm chung hoặc không có điểm chung nào.
10. Tia: Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi O được gọi là một tia gốc O (còn được gọi là một nửa đường thẳng gốc O)
+) Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
Nhận xét: Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
+) Hai tia trùng nhau: Tia Ox và tia OB trùng nhau
11. Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. Hai điểm A, B là hai mút (hoặc hai đầu)
12. Nhận xét: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
13. Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM= a (đvđd)
14. Trên tia Ox, OM = a, ON = b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
15. Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA = MB). Trung điểm của đoạn thẳng AB còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB.
M là trung điểm của AB ⇔
Hoặc M là trung điểm của AB ⇔
Hoặc M là trung điểm của AB ⇔
16. Tia nằm giữa hai tia: Cho 3 tia Ox, Oy, Oz chung gốc. Lấy điểm M bất kì trên tia Ox, lấy điểm N bất kì trên tia Oy (M và N đều không trùng với điểm O). Nếu tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy.
Toán 10+ mở các lớp Ôn thi cấp tốc HK 1 TOÁN - LÝ - HOÁ - ANH
- Lịch học sáng - chiều - tối thứ 2-CN
- Có thể học 2-7 buổi/ tuần
- Xếp lớp học ngay!
- Hotline tư vấn 0933 39 8787
Cơ sở Toán 10+ Bình Thạnh bắt đầu hoạt động ngày 20/06/2022, tổ chức GHI DANH từ hôm nay
GHI DANH VÀ HỌC TẠI
-
Toán 10+ Gò Vấp: 656/15 Quang Trung, P.11, Q.Gò Vấp, Tp.HCM
-
Toán 10+ Tân Bình: 350/8 Nguyễn Trọng Tuyển, P.2, Q.Tân Bình, Tp.HCM
-
Toán 10+ Tân Phú: 539 Lũy Bán Bích, P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM
-
Toán 10+ Bình Thạnh: 35/9 Nguyễn Văn Đậu, P.6, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
- Toán 10+ Phú Nhuận: Học tại 350/8 Nguyễn Trọng Tuyển, P.2, Q.Tân Bình, Tp.HCM (Giáp Phú Nhuận, ngay vòng xoay Lê Văn Sỹ với Nguyễn Trọng Tuyển)
-
Học online/ Trực tuyến: Học sinh toàn quốc, du học sinh nước ngoài
-
Hotline : 0933 39 87 87 – ĐT 028 3895 6006